Nt. M. Rose Vũ Loan, FMSR
Vào thế kỷ 16 tại Ân Độ, trong triều đình có hai sĩ quan nổi tiống vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tỵ, một người thì tham lam.
Ngày kia, nhà vua có sáng kiến rất độc đáo để sửa đổi những lính xấu ấy. Vua cho triệu tập hai sĩ quan ấy vào triều đình và báo sẽ tưởng thưởng họ vì đã phục vụ trong nhiều năm qua. Vua nói: các khanh có thể xin gì tùy thích, nhưng người đầu liôn cất lời thì sẽ chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Nhiều phút trôi qua, không ai mở miệng nói trước. Người tham lam nghĩ trong bụng: nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tỵ lý luận: thà tôi không được gì còn hơn mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi. Vì thế, không ai muốn lên tiếng trước.
Cuối cùng vua yêu cầu người ganh tỵ nói trước. Người này lại nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam được gấp đôi. Hắn liền tuyên bô” “tôi xin dược chặt đứt một cánh tay”… hắn cAm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Câu chuyện thật trớ trêu, khó hiểu: người ghen tỵ thà chịu mất một cánh tay còn hơn thây người kia được của cải gấp đôi minh. Như vậy, người ghen tỵ trước khi tiêu diệt kẻ khác, họ đã lự hủy diệt chính mình.
Người ta thường nói: “hạnh phúc là một sự chọn lựa” và cũng rất đúng khi nói: “bất hạnh cũng chỉ là một sự lựa chọn”. Thật ra mỗi người chúng ta đều có một hoàn cảnh sống riêng và một quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Có người tìm gặp hạnh phúc nơi bạc tiền, nơi danh vọng, nơi tình yêu, nơi sức khỏe…, người khác lại thây hạnh phúc trong sự bình an nội tâm hay trong việc hy sinh quên mình vì người khác… nói chung, người hạnh phúc là người đạt được điều mình mơ ước và tìm kiếm. Nhưng cũng có điều ta tưởng là hạnh phúc và ra sức tìm kiếm, nhưng nó lại trở thành nỗi bâ’t hạnh. Chúng ta đọc tiếp câu chuyện sau:
Một trong những ngôi sao sáng chói trong kịch nghệ Pháp vào cuối thế kỷ 19 là cô Elve Lavaière, có tiền tài, có danh vọng và có tất cả, nhưng tâm hồn cô lúc nào cũng trống rỗng. Khi không cảm thấy hạnh phúc trong những gì mình đang có, khi không còn cảm thấy ý nghĩa cho cuộc đời, cô đã đi tìm cái chết. Đứng trên chiếc cầu cao nhìn xuống sông Seine và quyết định gieo mình… Khi cô vừa nhún người buông mình xuống nước, thì một bàn tay iực lưỡng nắm kịp vai cô và nói nhỏ: “đừng làm thế, cái chết không làm gì được đâu”. Nhìn kỹ vào gương mặt của kẻ chán đời, người đàn ông chợt nhận ra đây là nữ kịch sĩ mà ông hằng ái mộ, ông mới thốt lên với cô: chính các vở kịch của cô đã mang lại sức mạnh, niềm cảm hứng và nâng đỡ chúng tôi trong cuộc đời. Elve Lavaière nhìn người đàn ông với tất cả lòng biết ơn, cô thốt lên: tôi cứ tưởng là tôi cho đi mà chẳng nhận được gì, thế nhưng đêm nay, ông đã mở mắt cho tôi, ông đã cứu sống tôi. Sau một thời gian suy nghĩ và lựa chọn Elve Lavaière đã từ giã sân khâu, từ giã cuộc sống xa hoa để khép mình vào chuỗi ngày cầu nguyện và sám hối. Cuối cùng cô đã khẳng định: tôi đã tìm được hạnh phúc thật trong sự bình an nội tâm và trong việc thương mến người xung quanh”.
Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ thế nào là sự lựa chọn mang đến hạnh phúc và thế nào là lựa chọn mang đến bất hạnh. Có những lựa chọn bị thúc đẩy bởi tính ganh tỵ, tham lam, ghen ghét, hận thù chia rẽ… những thứ này đều phát xuất từ mẫu sô” chung là ích kỷ, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự hiện diện, nhân phẩm và những lợi ích của người khác. Có những lựa chọn được thúc đẩy bởi lòng thương mến, sự kính liụng và niềm cảm thông, nhưng những điều này có mẫu số chung là tình yêu, luôn nghĩ đến hạnh phúc của người khác.
Vâng, hai chữ tình yêu nhắc nhở chúng ta một điều “con người là hình ảnh Thiên chúa”. Mà Thiên chúa chính là tình yêu. Ngài tự đồng hóa mình với tình yêu. Là hình ảnh của chúa, chúng ta cũng phải phản chiếu ánh sáng yêu thương của Ngài. Là con người, là tạo vật do cùng một Đấng tạo thành, ià anh em cùng một Cha trên trời, chúng ta được mời gọi cùng sống với nhau trong tình bao dung tha thứ, nghĩa là cùng chia sẻ llicìn phận làm người với nhau trong vui buồn, trong hạnh phúc.
- Sống với nhau
Trong bài diễn vãn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh ngày 11-01-2000, Đức Thánh Cha nói: hơn trước kia, ngảy nay chúng ta biết được một điều, đó là chúng ta không Imo giờ sống hạnh phúc và bình an mà không có nhau. Chúng ta lại càng không sống hạnh phúc nếu người này chống lại người khác. Đức Thánh Cha khẩn thiết kêu gọi đừng bao giờ có một số người chống lại những người khác. Tất cả mọi người phải sống chung với nhau dưới ánh mắt dõi theo của Thiên Chúa.”
lời phát biểu của Đức Thánh Cha cho thấy rỏ hạnh phúc và hình an chân thật là biết sông tốt những mối tương quan. Con người sống là sống với; Với chúa, với cha, với mẹ, với anh chị em, với người khác, với cộng đoàn. Ngoài Thiên Chúa là nguyên lý và là Đấng ban sự sống, mỗi người đều cần đến nhau để cùng chung sống. Chén CƠITI ta ăn là do nhà nông làm ra, manh áo ta mặc là do công sức người thợ dệt, kiến thức ta có là do công sức biết bao người vun đáp…mỗi người chúng ta đều có liên đới với người khác và đều mang trong mình một chút ánh hưởng nào đó của người khác .,Bo đó, mỗi người dù trong bất cứ môi trường lớn nhỏ nào, không phải chỉ có trách nhiệm về mình, mà còn phải có trách nhiệm với nhau, với tập thể mà chúng ta là một thành phần.
Vì có Mên đới với nhau nên thái độ và cách nghĩ của chúng ta luôn ảnh hưởng đến bầu khí xung quanh. Nếp sống của ta có thể góp phần làm cho môi trường mình sống nên tốt đẹp hơn, hoặc hủy hoại hay “ô nhiễm” môi trường ấy. Trong mối hiệp thông ân sủng cũng vậy. Tội của một người sẽ làin ngăn cản ơn Chúa cho những người khác. Sự ihánh thiện của một người sẽ lôi kéo thêm ơn Chúa cho những người khác. Chúng ta được mời gọi nên thánh không chỉ cho một mình mà còn là cho anh chị em chúng ta nữa.
Cách sống của chúng ta tác động trực tiếp đến cách nhìn và cám nghĩ của những người chung quanh. Họ là tấm gương phản chiếu tâm hồn chúng ta. Ta mỉm cười người khác vui lây, ta dễ thương người khác dễ chịu, ta nổi cáu người khác bực dọc, ta buồn phiền người khác không vui… người nhiệt tình và năng động cũng làm cho người khác hăng hái và phàn khởi, người bi quan yếm thế làm sầu khổ những kẻ ở xung quanh mình. Do đó, mỗi người chúng ta cần cố gắng làm lan tỏa những tâm tình và thái độ tích cực, những cách sống lành mạnh và xây dựng để chính chúng ta và mọi người chung quanh đều cảm thây vui, thì ở bên nhau và hạnh phúc khi nhìn thấy cuộc sống của nhau cũng nhiều nét tươi đẹp. Đó chính là bầu khí của ân sủng, của yêu thương.
- 2. Sống với nhau bằng tình bao dung và tha thứ
Iình thương chân thực đòi chúng ta phải mở rộng tâm hồn đón nhận người khác, với những bâ’t toàn và lỗi lầm của họ bằng một tấm lòng bao dung độ lượng. Ngạn ngữ la tinh có câu; “con người thì sai lầm” con người không ai hoàn hảo cả. Người được t.11 nảy thì thiếu cái kia. Giống như bàn tay có năm ngón không đồng đều nhau. Nhưng mỗi ngón đều quan trọng và có một vai trò hữu ích cho cả bàn tay nếu thiếu mất một ngón, cả bàn tay sẽ hụt hẫng, thiếu linh hoạt khi cử động, khi làm việc. Vì thế ta cần ý thức rằng trong bất cứ một khía cạnh nào, mỗi n^ười đều có cách nhìn vấn đề khác nhau, tùy theo cảm nhận vA tác động của ơn chúa nơi họ trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó. Chúng ta không thể bắt ai đó, phải suy nghĩ như ta, phải hành động như ta. Hãy cho phép người khác làm người và không xét đoán họ. Hãy cho phép người khác thực hiện cuộc sông và định mệnh riêng của họ dưới sự hướng dẫn của ân sủng.
Vì con người là khác biệt và có thể sai lầm, nên nếu ta chỉ đối sử với nhau bằng lý, bằng luật lệ cứng nhắc hay theo ý thích của riêng mình, ta sẽ không tìm được sự hài hòa trong cuộc sốngẵ Con người sống với nhau trước hết phải có tình, tình này không gì khác hơn là tình thương, lòng bao dung, sự tha thứ và niềm cảm thông và đó là các vẻ đẹp của bản tính con người.
Vậy khi đối diện với tội ác, ta phải làm gì? Chúng ta cần nhớ một diều là: Thiên Chúa luôn ghét tội nhưng lại yêu thương người có tội. Dù ghét bỏ tội ác, nhưng chúng ta được mời gọi yêu kẻ thù và yêu người phạm lỗi, vì chính Thiên Chúa đã dạy Và hơn hết, chúng ta tha thứ vì đức yêu thương đòi hỏi phải biết tha thứ. Người đời thường nói nhịn là nhục, nhưng có nỗi nhục nhã nào lơn hơn việc con Thiên Chúa vô tội lại bị chết treo trên thập hình, một hình phạt dành cho kẻ sát nhân. Vì yêu thương Thiên Chúa chấp nhận tất cả, hy sinh tất cả, tha thứ tất cả. Để có thể giao hòa với anh em, chúng ta phải biết tha thứ như Chúa Giêsu: “tha thứ một xúc phạm là nhân đức cao cả nhất, vượt trên giới hạn tự nhiên, là bắt chước Chúa, vì đã làm điều thuộc về Chúa. Vì tha thứ tội lỗi chính là đặc quyền riêng biệt của Thiên Chúa” (T. Gregorio De Nysse).
Như vậy, để sống trong hạnh phúc, trong tình thân ái và hài hòa với nhau, mỗi người cần biết nhịn nhục, tha thứ, đón nhận người khác như là chính họ. Tắt một lời, yêu thương người như chính Chúa yêu thương. Khi sống hạnh phúc là chúng ta luôn sông với nhau bằng tình bao dung và tha thứ, nghĩa là biết:
Tháo gỡ mọi rào cản
Phá đổ bức tường ngăn cách
Cất đi gánh nặng
Xóa bỏ những nợ nần
Khi sống bao dung và tha thứ là chúng ta biết:
Hòa giải với nhau
Gặp lại nhau
Thiết lập quan hệ mới
Mở toang cánh cửa lòng mình
Cho nắng ấm tình yêu tràn ngập tâm hồn
Như thế, mức độ sống bao dung và tha thứ chính là thước đo mức độ yêu thương và là cánh cửa mở ra một khung trời hạnh phúc đích thật.